Khi nuôi bò bà con gặp phải những trường hợp bò gầy gò ốm yếu bà con thường tỏ ra phiền lòng, thế nhưng tại huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, một số hộ chăn nuôi lại thích mua những con bò gầy như thế này, vậy họ mua về để làm gì ?
Xem thêm:
Những con bò gầy trơ xương sau 5 tháng nuôi thì sẽ thành những con bò béo tốt, nông dân gọi đây là nuôi bò vỗ béo, việc này cũng không phải đơn giản vì việc nuôi vỗ béo cũng cần những bí quyết và kỹ năng
Trong chuồng của chị Nguyễn Thanh Thúy có 3 nhóm bò lai cao sản là Brahman, Drought Master, Red Angus. Bò thịt lai cao sản là giống bò có thể chất chắc chắn khỏe mạnh và ít rủi ro về dịch bệnh.
Một con bò lúc nuôi từ lúc còn ghé tới khi trưởng thành phải mất hơn 1 năm, bò chỉ đạt trọng lượng khoảng 200kg. Ở đây chị Thúy chọn những con bò có trọng lượng 320kg và nuôi được 4 đến 5 tháng tới khi xuất bán.
Bò sẽ được bán đi khi đạt trọng lượng từ 900kg đến 1,5 tấn, mỗi ngày chị phải làm nó tăng từ 500 đến 800 gram thì mới có lời. Để làm được điều này bí quyết chị đã chia sẻ chính là cách sử dụng kết hợp các loại thức ăn lại với nhau một cách phù hợp nhất.
Xay thức ăn trong 1 tạ thì có khoảng 85kg bắp, 5kg mì với 10kg cám gạo. Trong đó cho bò ăn bột cá lạt, ngoài ra cho ăn thêm mấy loại thức ăn phụ phẩm khác tùy vào người nuôi bò. Theo chị Thúy nếu sử dụng cách cho bò ăn như này sẽ tiết kiệm được chi phí hơn khi cho bò ăn cám bao.
Chị Nguyễn Thanh Thúy chia sẻ:
Để mang lại lợi nhuận trong việc chăn nuôi bò vỗ béo chủ yếu ăn thua con giống ngay từ ban đầu, nếu chọn được giống tốt thì chỉ sau một thời gian ngắn sẽ đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Vì vậy bà con nông dân trước khi quyết định đầu tư vào chăn nuôi bò vỗ béo cần phải lưu ý kỹ càng trước khi lựa chọn mua con giống.
Tiền thức ăn có thể tiết kiệm được nhiều chi phí khi sử dụng nguồn cỏ có sẵn của gia đình. Nếu bà con dùng cám chăn nuôi thì mình mua bắp xay nhuyễn đợi vụ mùa sẽ dùng để trộn với các phế phẩm khác rồi cho bò ăn.
Di Linh là một trong những huyện trọng điểm về chăn nuôi bò, trong đó có bò sữa và bò sinh sản. Tuy nhiên sau nhiều năm bà con đã dần chuyển sang hình thức nuôi bò vỗ béo vì hình thức này ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp.
Theo trung tâm Nông Nghiệp Huyện Di Linh thì nuôi bò vỗ béo quy mô phổ biến nhất ở đây là từ 5 đến 6 con. Vài nông hộ nuôi đến hàng chục con như gia đình chị Thúy. Sự ổn định trong vấn đề chăm sóc và thị trường chính là yếu tố thu hút của mô hình này.
Không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà nuôi bò vỗ béo còn giúp bà con tiết kiệm được chi phí mua phân bón cho cây trồng. Như gia đình chị Thúy cứ sau mỗi đợt nuôi sẽ có hơn 1 tấn phân chuồng, chị đã đem ủ hoai mục và sử dụng bón cho cây cà phê, cây bơ trong vườn. Cách làm này đã góp phần mở ra một hướng đi mới hiệu quả cho người dân Di Linh nói riêng và Tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Trên đây là bí quyết chăn nuôi bò vỗ béo mà kỹ thuật nông nghiệp muốn chia sẻ tới bà con nông dân. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bà con lựa chọn cho mình được một phương pháp chăn nuôi đạt năng suất mang lại hiệu quả kinh thế cao.