Cỏ Yến Mạch có tên khoa học là Avena sativa có nguồn gốc xuất xứ từ Australia (nước Úc). Là một loại ngũ cốc lấy hạt được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mùi vị thơm ngon và rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra lá và thân cây Yến Mạch còn được dùng làm thức ăn cho gia súc, đáp ứng đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết để gia súc phát triển một cách tốt nhất. Vì những đặc điểm vượt trội này mà hiện nay giống cỏ Yến Mạch đã được nhập khẩu vào Việt Nam và được gieo trồng ở rất nhiều địa phương có ngành chăn nuôi phát triển.
Cỏ Yến Mạch cũng có tính chất khá giống với các giống cỏ năng suất hiện nay đặc biệt là giống cỏ năng suất cao linh lăng Alfalfa nên bà con khi gieo trồng có thể yên tâm về mặt di truyền của nó. Chỉ cần trồng một lần với những kỹ thuật chăm sóc giống cỏ chăn nuôi cơ bản thì bà con đã có thể thu hoạch cỏ liên tục sau nhiều năm mà vẫn đảm bảo giống cỏ có được những ưu điểm như lúc mới trồng.
Về hàm lượng chất dinh dưỡng tổng vật chất khô của giống cỏ Yến Mạch khoảng 14 – 18%.
Hàm lượng Protein thô đạt 18 – 22%.
Đặc điểm
Cỏ Yến Mạch hiện nay được nhập khẩu về Việt Nam có 2 loại là cỏ Yến Mạch lá lớn và cỏ Yến Mạch lá nhỏ. Nếu nói về chất lượng cũng như năng suất thì tốt nhất bà con nên chọn giống cỏ Yến Mạch lá lớn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi.
Cỏ có khả năng chịu lạnh và sương muối cực kỳ tốt nên bà con ở các vùng có khí hậu lạnh như ở Miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên rất thích hợp để gieo trồng giống cỏ này. Cỏ Yến Mạch có thể phát triển được ở nhiệt độ 32 độ C và đặc biệt đối với nhiệt độ càng thấp thì cỏ lại càng phát triển nhanh.
Giống cỏ Yến mạch có thân thẳng đứng, có chiều từ 90 – 150cm (tùy vào điều kiện sinh trưởng ở từng địa phương), lá rộng từ 1,5 – 3cm, thân cây có nhiều đốt và phát triển thành từng bụi lớn. Khi cỏ trưởng thành lá có màu xanh như lá chuối, thân cây giòn, lá mềm, có vị ngọt và dễ tiêu hóa. Với mỗi đợt thu hoạch bà con có thể thu sản lượng từ 75 – 80 tấn/hecta.
Trong cỏ có nhiều loại Axit Amin và Vitamin nên bà con có thể sử dụng để làm thức ăn tươi xanh trực tiếp cho bò ăn hoặc làm thức ăn ủ chua để tăng chất dinh dưỡng có bên trong cỏ cũng như đáp ứng được nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng trong những ngày thiếu cỏ tươi.
Cỏ Yến Mạch được đánh giá là giống cỏ có khả năng sinh trưởng mạnh và tái sinh quanh năm nên bà con chỉ cần trồng một lần với những quy trình chăm sóc cỏ cơ bản sẽ cho thu hoạch liên tục từ 4 – 6 năm. Ngoài ra giống cỏ Yến Mạch có thể phát triển tốt nhất vào mùa Đông nên đây hứa hẹn là giống cỏ giúp cho ngành chăn nuôi ở Việt Nam có đủ nguồn thức ăn trong những ngày mùa Đông giá lạnh.
Hiện nay giống cỏ Yến Mạch không chỉ giúp cho ngành chăn nuôi gia súc lấy thịt phát triển mà nó còn giúp cho ngành chăn nuôi lấy sữa cải thiện năng suất và chất lượng sữa hiệu quả nhất.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Thời gian trồng cỏ tốt nhất là vào mùa Đông để tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất, nên trồng vào thời vụ cuối tháng 9 đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Bà con không nên trồng cỏ vào những ngày thời tiếng nắng gắt vì khả năng nảy mầm của hạt giống sẽ thấp.
Giống cỏ này không kén đất nên bà con có thể trồng ở hầu hết các loại đất ở Việt Nam, kể cả đất phèn chua, đất ngập mặn hay đất cát pha… Nhưng bà con lưu ý cỏ Yến Mạch không thể chịu được ngập úng nên bà con cần phải lựa chọn những vùng đất có khả năng thoát nước tốt.
Trước khi trồng cũng giống như các giống cỏ khác hiện nay, việc đầu tiên bà con cần lưu ý phải bón phân với liều lượng phù hợp, có thể sử dụng phân chuồng hoặc phân lân NPK để bón lót xuống rãnh đào. Sau khi bón lót xong bà con cần phải phủ lên trên bề mặt một lớp đất mỏng để tránh cho cây không bị xót phân mà chết.
Cách trồng
Giống cỏ Yến Mạch hiện nay chủ yếu được gieo trồng bằng hạt nên bà con có thể mua hạt giống ở những địa chỉ uy tín.
Trước khi trồng bà con thực hiện cày xới đất và rạch luống, mỗi hàng cách nhau 40 – 45cm.
Khi bón phân bà con cần bón phân lân NPK trước, sau đó rải một lớp phân chuồng hoai mục lên trên lớp phân lân vừa mới bón. Bước tiếp theo lấp sơ qua một lớp đất mỏng để tránh tình trạng hạt nảy mầm tiếp xúc với phân sẽ bị thối rễ mà chết. Tiếp đến gieo hạt đều theo hàng (lưu ý gieo hạt cách phân khoảng 1cm để đảm bảo an toàn cho hạt giống phát triển). Sau khi thực hiện xong các bước trên bà con sẽ tiến hành bước cuối cùng là lấp đất lại và tưới nước giữ ẩm cho đất, sau 15 – 25 ngày thì cỏ sẽ mọc tươi tốt.
Chăm sóc
Sau khoảng thời gian 5 – 10 ngày bà con bắt đầu kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt giống, nếu hạt không nảy mầm thì bà con tiến hành trồng dặm để thay thế. Làm sạch cỏ dại và vun hàng cẩn thận cho đất được tơi xốp giúp cho cỏ phát triển bộ rễ tốt hơn.
Cần chăm sóc tưới nước đầy đủ khi cỏ bị héo thì cỏ sẽ phát triển nhanh hơn.
Thu hoạch
Khi cây cỏ cao khoảng 80cm trở lên thì bà con có thể thu hoạch và cho gia súc ăn.
Thời vụ từ lúc gieo hạt giống đến lúc thu hoạch khoảng từ 70 – 75 ngày.
Khoảng cách mỗi lứa cắt từ 55 – 60 ngày.
Khi cắt cỏ bà con nên cắt gốc cao khoảng 7cm để cỏ có thể tiếp tục tái sinh phát triển.
Bà con có thể bón thêm phân bên cạnh gốc cỏ để bổ sung thêm chất dinh dưỡng giúp cho cỏ phát triển nhanh hơn.